Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; Điều 19, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ và Khoản 17, Điều 1, Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ, một dự án được xem là đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai hay hiểu cách khác là có thể ký Hợp đồng mua bán với khách hàng của một dự án bất động sản chưa xây dựng xong cần có các điều kiện sau:
Hãy cùng Nguyễn Thanh Cương tìm hiểu và tham khảo 11 loại giây tờ pháp lý dự án cần có để đủ điều kiện bán hàng trong quy trình ra mắt một dự án trên thị trường. Một lưu ý là dự án có được bão lãnh ngân hàng là dự án An Toàn rồi ạ.
Quy trình pháp lý dự án bao gồm nhiều thủ tục hành chính khác nhau, xuyên suốt dự án đầu tư mà doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện. Có thể nói, thủ tục pháp lý tương đối phức tạp và liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nó đòi hỏi doanh nghiệp, chủ đầu tư phải có sự hỗ trợ của đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dự án bất động sản khi muốn thực hiện đầu tư dự án.
Pháp lý dự án được xem là mối quan tâm lớn nhất của khách hàng và nhà đầu tư trên thị trường hiện nay. Pháp lý đảm bảo sẽ tạo dựng niềm tin vững vàng ngay từ đầu khi tìm hiểu về dự án. Thị trường bất động sản “sạch” chắc chắn sẽ là điều kỳ vọng và mong mỏi của tất cả mọi người. Biết được cách kiểm tra pháp lý dự án sẽ giúp người mua an toàn hơn khi bỏ tiền ra mua bất động sản hình thành trong tương lai.
11 loại giấy tờ pháp lý dự án cần có để đủ điều kiện bán hàng
Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; Điều 19, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ và Khoản 17, Điều 1, Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ, một dự án được xem là đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai hay hiểu cách khác là có thể ký Hợp đồng mua bán với khách hàng của một dự án bất động sản chưa xây dựng xong cần có các điều kiện sau:
-
Thứ nhất: Có quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/phê duyệt dự án;
-
Thứ hai: Có phê duyệt 1/500 hoặc phê duyệt tổng mặt bằng;
-
Thứ ba: Có hồ sơ dự án được phê duyệt; có các giấy tờ về quyền sử dụng đất;
-
Thứ tư: Quyết định giao đất cho Chủ đầu tư thực hiện Dự án;
-
Thứ năm: Chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;
-
Thứ sáu: Có giấy phép xây dựng (đối với trường hợp bắt buộc phải có giấy phép xây dựng);
-
Thứ bảy: Thiết kế bản vẽ thi công được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
-
Thứ tám: Giấy tờ nghiệm thu hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ dự án; trường hợp là chung cư hoặc tòa nhà hỗn hợp có chức năng để ở thì phải có biên bản nghiệm thu phần móng;
-
Thứ chín: Có bảo lãnh của Ngân hàng về nghĩa vụ tài chính của Chủ đầu tư khi không bàn giao nhà ở đúng tiến độ;
-
Thứ mười: Trường hợp là nhà ở chung cư thì phải đăng ký mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với Sở công thương nơi có dự án hoặc Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (tùy thuộc vào tình trạng dự án) trước khi ký hợp đồng với khách hàng.
-
Mười một: Văn bản của Sở xây dựng về việc nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. (giấy phép bán hàng)
Trên đây là bài viết chia sẻ: 11 loại giấy tờ pháp lý dự án cần có để đủ điều kiện bán hàng. Hy vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích đối với Cô Chú và Anh Chị trong quá trình tìm hiểu dự án mới, và sở hữu những bất động sản phù hợp. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ giúp Cương quý Cô Chú và Anh Chị nhé.
Xin cảm ơn đã ghé thăm bài viết tại Website: nguyenthanhcuong.com